Hỗ trợ đăng tin:
|
Bất Động Sản

Tài sản của bố tôi, chú, bác ruột có quyền gì không?

Ngày đăng: 13/06/2019
Tin cùng chủ đề:
Hỏi: Khi làm sổ đỏ mảnh đất đang ở, gia đình tôi có cần phải lấy xác nhận không xảy ra tranh chấp với người thân hay không?

Trước đây, bố mẹ tôi có mua một khu đất bằng giấy tờ viết tay, hiện gia đình tôi đang sống trên mảnh đất đó và muốn làm sổ đỏ đứng tên mẹ tôi. Khi tìm hiểu, tôi thấy nhiều người bảo, để làm được sổ đỏ mảnh đất, gia đình tôi cần phải có sự xác nhận về việc không tranh chấp từ phía các anh em của bố tôi (chú, bác). Liệu thông tin này có đúng không? Trường hợp đúng, nếu những người này đã qua đời thì gia đình tôi phải làm thế nào?

Đinh Tiến Minh

Luật sư tư vấn:

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân..., tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

quyền sở hữu
Khi hàng thừa kế thứ nhất đang còn thì hàng thừa kế thứ hai (bác, chú)
sẽ không có quyền gì đối với mảnh đất của gia đình bạn

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Đối với trường hợp của gia đình bạn, mảnh đất là tài sản chung của hai người trong thời kỳ hôn nhân.

Tại điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp bố bạn đã qua đời mà không để lại di chúc, di sản của ông sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: mẹ bạn, bạn và anh, chị em bạn, ông nội, bà nội của bạn (nếu còn sống). Trong đó, mẹ bạn sẽ được hưởng một nửa mảnh đất, vì đó là tài sản chung được tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn. Nửa còn lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Vì hàng thừa kế đang còn nên các anh, em của bố bạn (thuộc hàng thừa kế thứ 2), hoàn toàn không được hưởng di sản, vì vậy, họ không có quyền gì đối với mảnh đất đó cả. Và tất nhiên, thông tin cần phải có sự xác nhận không tranh chấp của các chú, bác mà bạn nhận được là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu muốn xác nhận mảnh đất không nằm trong diện tranh chấp, bạn có thể đến UBND cấp xã nơi có đất để làm thủ tục.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

(Theo vnexpress)
Tin nhiều người đọc
Tin mới nhất

Tin nổi bật

Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Ở Cá Nhân Đầy Đủ Nhất
Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Ở Cá Nhân Đầy Đủ Nhất
Để việc thuê nhà giữa bên cho thuê và bên thuê đảm bảo thì cần thực hiện hợp đồng thuê nhà. Vậy Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân mới nhất năm 2023 như thế nào? Cách soạn thảo mẫu hợp đồng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Chủ đề được quan tâm